Thua lỗ khi vỡ nợ và Thừa số quy đổi tín dụng

Thua lỗ khi vỡ nợ (LGD)

       LG bao gồm rủi ro tùy giao dịch trong Basel 2. LGD là tỷ lệ số tiền chịu rủi ro sẽ bị mất khi vỡ nợ, sau khi nỗ lực giải quyết và phục hổi từ các đảm bảo. Tỷ lệ phục hồi là 1 – LGD tính bằng phẩn trăm của nguy cơ. LGD phụ thuộc vào các đảm bảo đi kèm với giao dịch và không chắc chắn. Các mô hình LGD thưởng dựa vào dữ liệu kinh nghiệm và ngành ngân hàng đang xây dựng dữ liệu để các ước lượng LGD đáng tin cậy hơn.

       Bởi vì sự không chắc chắn của LGD, Basel 2 đưa một số cách để tính GLD. Theo cách tiếp cận cơ sở, những yêu cầu bồi thường cao cấp từ các doanh nghiệp, ngân hàng và quốc gia không được đảm bảo bởi thế chấp có LGD 45% và những yêu cầu bồi thường cấp thấp hơn có LGD 75%. Những ước lượng LGD của các ngân hàng chỉ được cho phép trong cách tiếp cận cao cấp. Nếu không, các quy định giám sát sẽ được thực thi.

         LGD giám trực tiếp chi phí vốn dựa trên thế chấp và đảm bảo bên thứ ba hợp lệ. Với các đàm bảo, bảo hộ tín dụng đưực thừa nhận với các đôi tượng quốc gia, PSE, ngân hàng với trọng số rủi ro thấp hơn đối tác và những đối tượng khác có xếp hạng A- trở lên. Với những giao dịch dựa trên thế chấp, có thể bù trừ một phần nguy cơ bằng giá trị điều chỉnh theo rủi ro chỉ định bởi thế chấp. Những quy tắc nghiêm ngặt được sử dụng đế tính tới độ trôi giá trị do những biến động thị trường. Các phương pháp giám sát sẽ được nói tói trong phần giảm thiểu rủi ro tín dụng của chương này.

Thua lỗ khi vỡ nợ

          Thừa số quy đổi tín dụng (CCF)

         Trong Basel 1, các thừa số quy đổi tín dụng dùng để giải quyết các nguy cơ là các cam kết thay vì các nguy cơ tiền mặt, hay dự phòng và những cam kết không trong bảng cân đối kế toán. Dự phòng bao gồm những đảm bảo trong đó người đảm bảo cam kết sẽ thay thế cho người đi vay bị vỡ nợ. Những mục không có trong bảng cân đối kế toán bao gồm phái sinh và quyền chọn.

          Các thành phần tín dụng và trọng số rủi ro

         Chi phí vốn được tính là 8% nhân với trọng số rủi ro của một giao dịch. Trong cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa, các trọng số được xác lập bởi người làm luật. Trong cách tiếp cận dựa trên xêp hạng nội bộ, nhà làm luật đưa ra các hàm trọng số rủi ro phân loại theo hạng mục/tiểu hạng mục tài sản. Đối với các nguy cơ cho vay chuyên dụng và chứng khoán hóa, các trọng số được xác lập bằng các quy định cụ thể.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin dung ngan hang