Chương về thu nhập giới thiệu mô hình dòng tiền chiết khấu như là một công cụ trong trường hợp chắc chắn. Nếu không chắc chắn, đánh giá trở thành một vấn đề vì những khoản tiền tương lai và tỷ lệ chiết khấu thích hợp đều là các ẩn số. Tỷ lệ chiết khấu là thu nhập của những tài sản rủi ro và thường là ẩn số vì nó bao gồm một lệ phí rủi ro. Vì chúng ta không biết lệ phí rủi ro, chúng ta không thể áp dụng mô hình dòng tiền chiết khấu nếu không có một tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Bởi vì chúng ta luôn phải xử lý những tài sản rủi ro trong quyển sách này, những cách thức chính để đánh giá cần phải được lặp lại. Vì đánh giá không phải là mục đích chính của cuốn sách, chúng tôi sẽ đưa ra nền tảng tối thiểu và không dựa vào những minh họa phức tạp.
Chú ý chương này có thể được bỏ quá trong giai đoạn đầu. Để làm cho việc đọc sách dễ hơn, ứng dụng của nền tảng khái niệm được tách khỏi lý thuyết (trong chương 14 và những chương sau). Kết quả cuối cùng của lý thuyết tài chính được tóm tắt ở đây (phần 13.3).
Đánh giá tài sản rủi ro dựa vào hai phương pháp chính. Chương này đưa ra nền tảng cơ bản sử dụng khi không biết lệ phí rủi ro.
Chú ý chương này có thể được bỏ quá trong giai đoạn đầu. Để làm cho việc đọc sách dễ hơn, ứng dụng của nền tảng khái niệm được tách khỏi lý thuyết (trong chương 14 và những chương sau). Kết quả cuối cùng của lý thuyết tài chính được tóm tắt ở đây (phần 13.3).
Đánh giá tài sản rủi ro dựa vào hai phương pháp chính. Chương này đưa ra nền tảng cơ bản sử dụng khi không biết lệ phí rủi ro.
Phương pháp đầu tiên bao gồm kết hợp tài sản thành một danh mục đầu tư không rủi ro vì chúng dựa vào cùng một thành phần ngẫu nhiên. Phương pháp này dựa vào bổ đề Ito bởi vì chúng ta cần liên hệ quá trình đầu tiên với quá trình thứ hai. Khi viết danh mục đầu tư không rủi ro, ta sẽ có một phương trình (với ẩn là giá trị tài sản) là một hàm số của thời gian và lãi suất không rủi ro. Giải phương trình đó sẽ giải quyết được vấn đề. Tạo ra một danh mục đầu tư như vậy đòi hỏi kết hợp một công cụ phòng hộ với một công cụ phòng hộ khác, phục vụ cho quản lý rủi ro.
Phương pháp thứ hai dựa vào đánh giá trung tính rủi ro. Việc đánh giá tiên hanh như thể tất cả các tài sản đều có lãi suất không rủi ro. Lợi ích tương lai được tính ra và được chiết khấu thành số tiền hiện tại ở lãi suất không rủi ro. Giá trị là kỳ vọng của những thanh toán chiên khấu đó.
Những ứng dụng chính sẽ ở chương tiếp theo.
Tạo ra một danh mục đầu tư không rủi ro