Các công ty vỡ nợ như thế nào

     Cách nhìn thường gặp nhất về vỡ nợ là một công ty vỡ nợ khi không tạo ra đủ dòng tiền tự do để trả nợ. Dòng tiền một công ty tạo ra được gọi là “dòng tiền tự do” hay FCF. FCF được tạo ra từ những hoạt động và sau những đầu tư cần thiết để duy trì hoạt động. Định nghĩa chính xác của FCF là:

FCF (sau thuê) = NoPaT + khâu hao – AOWC – đầu tư

     Trong phương trình này, NoPaT là lợi nhuận hoạt động thực sau thuế, không bao gồm bất kỳ doanh thu hay chi phí lãi nào. owe là vốn hoạt động:

owe = các khoản phải thu + hàng tổn kho + các khoản phải chi + các tài sản khác liên quan đến hoạt động – những khoản nợ liên quan đến hoạt động

công ty vỡ nợ

     Cuối cùng, đầu tư là giá trị tối thiểu cần thiết để duy trì công ty trong tình trạng tốt để tiếp tục hoạt động. FCF có thể là số âm hoặc dương và là dòng tiền có sẵn vẫn còn cho người cho vay và cổ đông. FCF âm không có nghĩa là vỡ nợ kể cả cho một công ty i dùng đòn bẩy. Nó có nghĩa là công ty cần huy động thêm nợ hay cổ phân trong khoảng thời gian.

     Cách nhìn dòng tiền về vỡ nợ không đủ để mô phỏng vỡ nợ. Nêu dòng tiền không đủ lớn để trả nợ trong một khoảng thời gian hay là số âm, nợ mới hoặc cổ phân cần được huy động. Hơn nữa, FCF tương lai có thể đủ cao để trả cả nợ hiện tại và nợ bổ sung. Điều quan trọng là mô hình dòng tiền về vỡ nợ có thiếu sót vì nó không xem xét toàn bộ các dòng tiền và có khoảng thời gian giới hạn. Các dòng tiền không phải là một tiêu chuẩn quan trọng với khả năng thanh toán vì sự thiều hụt tiền mặt tạm thời không gây ra vỡ nợ miễn là có khả năng cải thiện trong tương lai. Sự thiếu hụt dòng tiền liên tục khiến cho vỡ nợ có khả năng xảy ra cao hơn, nhưng thiếu hụt tạm thời thì không.

     Giá trị kinh tế của công ty hay giá trị tài sản của công ty là giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do tương lai với chi phí vốn. Theo lý thuyết tài chính doanh nghiệp, giá trị công ty là giá trị chiết khâu của tất cả FCF tương lai với chi phí vốn bình quân gia trọng (Wacc).

     Nền tảng được đặt ra trong bài viết nổi tiếng Modigliani-Miller 1958. Những phân mở      rộng bao gồm chi phí phá sản và những nhân tố khác ví dụ như chi phí đại lý (chi phí có một đại lý quản lý công ty thay mặt cho cổ đông) v.v. Do đó, ta có phương trình sau:

                    Giá trị công ty = giá trị tài sản = giá trị cổ phần + giá trị nợ

     Merton (1973) giới thiệu khái niệm vỡ nợ kinh tế. Vỡ nợ xảy ra khi giá trị công ty, bao gồm toàn bộ những dòng tiền FCF tương lai, chiết khấu cho tới thời điểm hiện tại, thấp hơn mệnh giá của những khoản nợ. Cách nhìn này có vẻ như một sự mâu thuẫn vì theo định nghĩa, giá trị tài sản bằng giá trị cổ phân và giá trị nợ, do đó không thể thấp hơn giá trị nợ. Mâu thuẫn được giải quyết nếu ghi nhớ mệnh giá của nợ, khoản phải trả, và giá trị kinh tế của nợ là khác nhau. Cả giá trị cổ phân và giá trị nợ đều giảm khi rủi ro tăng, nhưng nợ phải trả trong khoảng thời gian thì không thay đổi. Do đó, mệnh giá của nợ rủi ro, không phải là giá trị kinh tế của nó, gây ra vỡ nợ.