Trong cách tiếp cận tiêu chuẩn, trọng sống rủi ro được phân loại theo hạng mục tài sản. Cách tiếp cận này nhạy với rủi ro hơn nhiều so với Hiệp Ước Basel 1. Nó bao gồm một trọng số rủi ro 50% cho doanh nghiệp và 150% cho những đối tượng xếp hạng thấp.
Những nguy cơ không đc xếp hạng có trọng số 100%. Trọng số 150% phục vụ một so hạng mục tài sản. Cách tiếp cận tiêu chuẩn không cho phép trọng số thay đổi với kỳ hạn trừ trường hợp những tài sản ngắn hạn với các đối tượng ngân hàng với xếp hạng tầm trung, trọng số giảm từ 50% xuống 20% và từ 100% xuống 50% tùy vào xềp hạng.
Phần lớn các doanh nghiệp không có xếp hạng ngoài. Lý do là người đi vay không phát hành nợ niêm yết nhưng không nhất thiết nghĩa là uy tín tín dụng của họ thấp hơn. Trọng số rủi ro 100% được dùng cho những đối tượng không được xếp hạng. Bởi vì chi phí vốn của những đối tượng có xếp hạng thấp cao hơn với những đối tượng không xếp hạng, đây có thể coi là một điểm không nhất quán.
Hiệp Ước quy định rằng những nhà giám sát quốc gia nên linh hoạt khi điều chỉnh trọng số này. Đối với các ngân hàng có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là tất cả các ngân hàng trong một quốc gia được ấn định một trọng số rủi ro ứng với hạng mục thấp hơn hạng mục quốc gia một bậc. Nhưng với các ngân hàng ở các quốc gia xếp hạng BB+ tới B- hoặc không xếp hạng, trọng số rủi ro được giới hạn ở mức 100%. Lựa chọn thứ hai là trọng số rủi ro dựa trên đánh giá tín dụng ngoài của ngân hàng với những ngân hàng không xếp hạng có trọng số 50%. Các công ty cổ phiếu được xếp ngang hàng với ngân hàng và các công ty bảo hiểm ngang với doanh nghiệp.
Xếp hạng ngoài chỉ được dùng khi nó bằng với xếp hạng của người phát hành cố phiếu. Xếp hạng của người phát hành bằng với xếp hạng của khoản nọ cao cấp không đảm bảo. Khi có những xếp hạng ngoài, xếp hạng thận trọng nhất sẽ được lựa chọn.