Những chuẩn đo được sử dụng cho các mô hình rủi ro

Các mô hình rủi ro sử dụng những chuẩn đo khác nhau. Tất cả đều được sử dụng phổ biến, bao gồm:
• Độ nhạy: đo lường phản ứng của giá trị tài sản với một cú shock trong những tham số thị trường, thường được gọi là “các nhân tố rủi ro”
• Độ biến động: đo lường độ lớn của những thay đổi trong giá trị tài sản hay nhân tố rủi ro. Độ biên động là là moment thứ hai hay độ lệch chuẩn của phân phôi xác suất.
• rủi ro sụt giá hay tên gọi thông thường là “giá trị gặp rủi ro” hay VaR: VaR là giá trị được mô phỏng của những thua lỗ tiềm tăng, tính bằng giá trị tiền mặt tồng hợp tất cả những chuẩn đo rủi ro trong một con số thua lỗ tiềm năng.
    VaR là nền móng của các mô hình rủi ro. Điều kiện tiên quyết để mô phỏng VaR là độ nhạy và độ biến động. Nguyên tắc để xác định VaR là tìm một giá trị cho những thua lỗ tiềm năng sao đó giá trị này đủ lớn để rất ít khả năng xảy ra hoặc thua lỗ lớn hơn. Khi dựa trên phân phối thua lỗ, VaR luôn dựa trên bách phân vị thua lỗ. Bách phân vị của một phân phối là một giá ữị được định nghĩa bởi xác suất các giá trị ngẫu nhiên sẽ không thể vượt qua giá trị đó.

mô hình rủi ro

    Chu trình để mô phỏng VaR như sau (hình S5.1). Chu trình này cũng sẽ được sử dụng ở các chương trong mục này.
Mục này sẽ chia thành 4 chương về:
• Đo lường độ nhạy (chương 15)
• Đo lường độ biên động và các mô hình (chương 16)
• Tính toán VaR, kết hợp những số đo này cho rủi ro thị trường VaR và một ứng đụng đơn giản với rủi ro tín dụng, dựa vào những ví dụ đơn giản. Ví dụ những mô hình VaR phức tạp hơn sẽ được mở rộng ở mục rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng (chương 17)
VaR và vốn dựa theo rủi ro đối với rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, sử dụng thuật ngữ tiêu chuẩn đê’ miêu tả phân phối thua lỗ như được sử dụng trong quản lý rủi ro và các quy định (chương 18)



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tín dụng ngân hàng