Cấu trúc khung dựa trên xếp hạng nội bộ IRB

       Cách thức IRB dựa trên xếp hạng nội bộ do ngân hàng chỉ định cho những đối tác. Chi phí vốn được tính từ những hàm số trọng số rủi ro ứng với mỗi danh mục đầu tư hay hạng mục tài sản. Cung ứng cho thua lỗ dự đoán được cho phép và chi phí vốn phải cao hơn thua lỗ dự đoán. Để được phép dùng cách thức dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát.

       Với mỗi hạng mục tài sản được đề cập trong khung cảu trúc IRB, có ba nhân tố chính:
  • Các thành phần rủi ro: ước lượng các tham số rủi ro do ngân hàng cung cấp, một số ước lượng để phục vụ việc giám sát. Các thành phần rủi ro bao gồm xác suất vỡ nợ (DP), nguy cơ vỡ nợ (EAD), thua lỗ khi vỡ nợ (LGD), kỳ hạn thức (M) và các tham số khác ẩn trong hàm trọng số rủi ro.

  • Các hàm trọng số rủi ro: đây là công cụ để biến đổi các thành tố rủi ro thành những tài sản có trọng sốrủi ro và yếu cầu vốn. Có nhiều hàm tùy vào hạng mục tài sản.

  • Yếu cầu tôi thiểu: những tiêu chuẩn tối thiểu một ngân hàng phải đáp ứng để có thế sử dụng cách tiếp cận IRB cho một hạng mục tài sản nhất định
xếp hạng nội bộ IRB

       Với danh mục đầu tư bán lẻ, không có cách tiếp cận cơ sở, chỉ có thể là tiêu chuẩn hoặc cao cấp. Theo hai cách tiếp cận đó, với những nguy cơ bán lẻ, ngân hàng phải cung cảp ước lượng DP, LGD và EAD của họ. Với hạng mục tài sản này, cách tiếp cận cơ sở và cao cấp là giống nhau.

       Với những danh mục đầu tư không bán lẻ, theo cách tiếp cận cơ sở, các ngân hàng cung cấp ước lượng DP của họ và dựa trên ước lượng giám sát của những thành phần rủi ro khác. Theo cách tiếp cận cao cấp, ngân hàng ước lượng DP, LGD, EAD và M, và phải đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu. Với cả hai cách tiếp cận, ngân hàng luônphải dùng hàm trọng số rủi ro để tính vốn yêu cầu.

        Do đó, cách tiếp cận cao cấp dựa vào những quy tắc đơn giản hơn cách tiếp cận cơ sở vì những ước lượng của ngân hàng được cho phép, trong khi cách tiếp cận cơ sở đòi hỏi kết họp các quy tắc. Theo cách tiếp cận cơ sở, ngân hàng phải đưa ra ước lượng DP ứng với điểm của từng người đi vay, nhưng những thành tố khác như LGD, EAD và M được tính toán theo luật định.

        Hiệp Ước Basel 2 liệt kê một số “trọng số rủi ro tiêu chuẩn”, hay BRW. Hàm dựa vào xác suất vỡ nợ (DP). Ví dụ tiếp theo nói tới trường hợp cụ thể của một tài sản 3 năm với  những xác suất vỡ nợ khác nhau và LGD 50% (bảng 20.3). Ba điểm tiêu biểu chỉ ra độ nhạy của trọng số rủi ro với xác suất võ nợ hàng năm. Với DP = 0,7%, BRW là 100% và trọng sốrủi ro tối đa là 625% cho DP = 20%. Giá trị này là giới hạn cho mọi kỳ hạn và xác suất vỡ nợ. Trọng số rủi ro với thay đổi ứng với những DP khác nhau nhạy hơn trọng số trong cách tiếp cận tiêu chuẩn, chi trong khoảng 20% tới 150% cho mọi kỳ hạn dài hơn một năm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: rui ro