Phái sinh và rủi ro tín dụng

Nhiều phái sinh là những công cụ không chính thức (hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ và quyền chọn) và không có tính thanh khoản cao như các công cụ thị trường, về lý thuyết, ngân hàng nắm giữ những tài sản này tới ngày đáo hạn và chịu rủi ro tín dụng vì họ giao dịch với những đối tác có rủi ro vỡ nợ. Đổĩ với phái sinh, rủi ro tín dụng tương tác với rủi ro thị trường bởi vì giá trị tính theo thị trường (hay thanh lý) tùy thuộc vào những biến động thị trường.

Các nhà làm luật coi chúng là những vị thế “nắm giữ tới đáo hạn”. Nguyên tắc là định nghĩa nguy cơ với rủi ro tín dụng là giá trị tiềm năng mà phái sinh có thể có trong quá trình tồn tại của nó. Nêu phái sinh có giá trị dương, người cho vay có thể mất giá trị này nẽu phía bên kia vỡ nợ. Nhưng giá trị thay đổi ngẫu nhiên với thị trường và cẩn có một phương pháp để xác định các giá trị tiềm năng.

Nhóm G30 năm 1993 đề ra nền tảng để theo dõi rủi ro tín dụng phái sinh không chính thức. Báo cáo của G30 khuyên dùng những kỹ thuật để đánh giá những nguy cơ không chắc chắn tốt hơn và đề xuất một nền tảng mô phỏng những thay đổi tiềm năng của danh mục đầu tư phái sinh trong những khoảng thời gian dài. Nguyên tắc là xác định những giới hạn trên sao cho giá trị tương lai sẽ không vượt qua cận trên này với một xác suất biết trước, hay mức độ tin cậy. Kết quả cuối cùng là hồ sơ thời gian những giá trị dương tiềm năng của phái sinh không chính thức được cập nhật liên tục. Nguy cơ rủi ro tín dụng hiện tại là giá trị thanh lý hiện tại.

Phái sinh và rủi ro tín dụng

Các nhà làm luật định nghĩa các “phần mở rộng” tiêu chuẩn hay phần trăm mệnh giá phụ thuộc vào tham số cơ sở và kỳ hạn. Các nhân tố rủi ro là lãi suất, tỷ giá, cổ phần và hàng hóa. Các hạng mục kỳ hạn là dưới một năm, từ một năm tới năm năm, và trên năm năm. Chi phí vốn dựa vào nguy cơ tín dụng hiện tại cộng với phần bổ sung cho nguy cơ phái sinh có thể tăng. Các “phần mở rộng” này cộng như số học, không cho phép thể hiện tính phụ thuộc giữa các nguy cơ tín dụng do đó tạo ra động lực cần mô phỏng nguy cơ phái sinh một cách toàn diện hơn.

Các cách thức tốt nhất hiện nay dựa vào những mô hình đó về nguy cơ tín dụng tiềm năng của phái sinh và được chấp nhận là dữ liệu đầu vào của Hiệp Ước Basel 2.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac ngan hang viet nam