Các quy định phòng tránh rủi ro hệ thống

      Mục đích chính của các quy định rủi ro là phòng tránh “rủi ro hệ thống” – rủi ro cả hệ thống sụp đổ do sự liên thông giữa các công ty tài chính. Tuy nhiên, kiểm soát rủi ro hệ thông đặt ra nhiều vấn để khó khăn.

     Các quy định và sự cạnh tranh có thể mâu thuẫn với nhau vì nhiều quy định sẽ giới hạn hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, những luật mới có thể gây ra những hành vi không đoán trước được để lách luật. Lập luận cổ điển để bảo vệ quan điểm “tránh quá nhiều quy định” là tăng sự tự do cho các công ty tài chính. Nhưng dựa vào “quy tắc ứng xử” thay vì luật pháp có nghĩa là dựa vào kỷ luật hay “tự quy định”, nhưng điều này ít khả năng tạo ra niềm tin vào hệ thống.
      Bảo hiểm tiền ký gửi theo luật có hiệu quả với những người gửi tiền nhung không với các ngân hàng. Sự bảo hộ cho những người gửi tiền ngân hàng là một loại bảo hiểm “miễn phí” tạo ra “rủi ro đạo đức”. Bởi vì có bảo hiểm này, chấp nhận mạo hiểm không bao giờ bị trùng phạt. Vì những người gửi tiền không thể áp đặt một kỷ luật thực sự lên các ngân hàng, cơ chế bảo hiểm có thể coi là động lực chấp nhận rủi ro.

phòng tránh rủi ro hệ thống

Khi rủi ro cao, những cổ đông không có nhiều để mất và họ có thể muốn đánh cược mạo hiếm hơn để tăng xác suất không bị phá sản. Khi các ngân hàng đối diện với những khó khăn nghiêm trọng, những rào cản giới hạn rủi ro biến mất. Đồng thời, thua lỗ của những cổ đông và nhà quản lý không tăng vì trách nhiệm hữu hạn. Nếu thiếu những quy định về rủi ro, ngoài bảo hiểm ký gửi, sẽ không có gì ngăn cản các ngân hàng chấp nhận quá nhiều mạo hiểm và sau đó sụp đổ và lây lan sang những công ty tài chính khác.
    Cuối cùng, bất kể các quy định là gì, vấn đề “quá lớn để sụp đổ” vẫn là một điểm yếu trong luật. Nguyên tắc này nói về “hiệu ứng domino” của sự sụp đổ các tổ chức tài chính lớn. Sự sụp đổ đó có thể dẫn tói những thua lỗ lớn và lây lan cho những đối tượng khác có liên hệ với ngân hàng bị phá sản. Do đó, các quy định không thể cho phép các tổ chức lớn sụp đổ, tạo ra một “rủi ro đạo đức” cho những công ty tài chính lớn.
     Để giải quyết những vấn đề đó, các nhà làm luật thiết kế Basel 1 và Basel 2 đã đối mới bằng cách thực thi nguyên tắc mới “luật lệ phủ đẩu” để ngăn chặn sự sụp đổ. Nguyên tắc này có vẻ thuyết phục trong một thời gian dài, trong giai đoạn phát triển liên tục và nhanh chóng của hệ thống tài chính cho tới sự sụp đổ năm 2008. Nền tảng của những quy định mới là nguyên tắc “vốn thỏa đáng”, yếu cẩu vốn của các ngân hàng phải thỏa đáng với những rủi ro hiện tại của ngân hàng. Lý do của nguyên tắc này rất đơn giản.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tín dụng ngân hàng