Các công ty vỡ nợ như thế nào

     Cách nhìn thường gặp nhất về vỡ nợ là một công ty vỡ nợ khi không tạo ra đủ dòng tiền tự do để trả nợ. Dòng tiền một công ty tạo ra được gọi là “dòng tiền tự do” hay FCF. FCF được tạo ra từ những hoạt động và sau những đầu tư cần thiết để duy trì hoạt động. Định nghĩa chính xác của FCF là:

FCF (sau thuê) = NoPaT + khâu hao – AOWC – đầu tư

     Trong phương trình này, NoPaT là lợi nhuận hoạt động thực sau thuế, không bao gồm bất kỳ doanh thu hay chi phí lãi nào. owe là vốn hoạt động:

owe = các khoản phải thu + hàng tổn kho + các khoản phải chi + các tài sản khác liên quan đến hoạt động – những khoản nợ liên quan đến hoạt động

công ty vỡ nợ

     Cuối cùng, đầu tư là giá trị tối thiểu cần thiết để duy trì công ty trong tình trạng tốt để tiếp tục hoạt động. FCF có thể là số âm hoặc dương và là dòng tiền có sẵn vẫn còn cho người cho vay và cổ đông. FCF âm không có nghĩa là vỡ nợ kể cả cho một công ty i dùng đòn bẩy. Nó có nghĩa là công ty cần huy động thêm nợ hay cổ phân trong khoảng thời gian.

     Cách nhìn dòng tiền về vỡ nợ không đủ để mô phỏng vỡ nợ. Nêu dòng tiền không đủ lớn để trả nợ trong một khoảng thời gian hay là số âm, nợ mới hoặc cổ phân cần được huy động. Hơn nữa, FCF tương lai có thể đủ cao để trả cả nợ hiện tại và nợ bổ sung. Điều quan trọng là mô hình dòng tiền về vỡ nợ có thiếu sót vì nó không xem xét toàn bộ các dòng tiền và có khoảng thời gian giới hạn. Các dòng tiền không phải là một tiêu chuẩn quan trọng với khả năng thanh toán vì sự thiều hụt tiền mặt tạm thời không gây ra vỡ nợ miễn là có khả năng cải thiện trong tương lai. Sự thiếu hụt dòng tiền liên tục khiến cho vỡ nợ có khả năng xảy ra cao hơn, nhưng thiếu hụt tạm thời thì không.

     Giá trị kinh tế của công ty hay giá trị tài sản của công ty là giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do tương lai với chi phí vốn. Theo lý thuyết tài chính doanh nghiệp, giá trị công ty là giá trị chiết khâu của tất cả FCF tương lai với chi phí vốn bình quân gia trọng (Wacc).

     Nền tảng được đặt ra trong bài viết nổi tiếng Modigliani-Miller 1958. Những phân mở      rộng bao gồm chi phí phá sản và những nhân tố khác ví dụ như chi phí đại lý (chi phí có một đại lý quản lý công ty thay mặt cho cổ đông) v.v. Do đó, ta có phương trình sau:

                    Giá trị công ty = giá trị tài sản = giá trị cổ phần + giá trị nợ

     Merton (1973) giới thiệu khái niệm vỡ nợ kinh tế. Vỡ nợ xảy ra khi giá trị công ty, bao gồm toàn bộ những dòng tiền FCF tương lai, chiết khấu cho tới thời điểm hiện tại, thấp hơn mệnh giá của những khoản nợ. Cách nhìn này có vẻ như một sự mâu thuẫn vì theo định nghĩa, giá trị tài sản bằng giá trị cổ phân và giá trị nợ, do đó không thể thấp hơn giá trị nợ. Mâu thuẫn được giải quyết nếu ghi nhớ mệnh giá của nợ, khoản phải trả, và giá trị kinh tế của nợ là khác nhau. Cả giá trị cổ phân và giá trị nợ đều giảm khi rủi ro tăng, nhưng nợ phải trả trong khoảng thời gian thì không thay đổi. Do đó, mệnh giá của nợ rủi ro, không phải là giá trị kinh tế của nó, gây ra vỡ nợ.


Trọng số rủi ro và danh mục đầu tư bán lẻ

          Trọng số rủi ro

        Trong cách tiếp cận tiêu chuẩn, trọng sống rủi ro được phân loại theo hạng mục tài sản. Cách tiếp cận này nhạy với rủi ro hơn nhiều so với Hiệp Ước Basel 1. Nó bao gồm một trọng số rủi ro 50% cho doanh nghiệp và 150% cho những đối tượng xếp hạng thấp.

         Những nguy cơ không được xếp hạng có trọng số 100%. Trọng số 150% phục vụ một so hạng mục tài sản. Cách tiếp cận tiêu chuẩn không cho phép trọng số thay đổi với kỳ hạn trừ trường hợp những tài sản ngắn hạn với các đối tượng ngân hàng với xếp hạng tầm trung, trọng số giảm từ 50% xuống 20% và từ 100% xuống 50% tùy vào xếp hạng.

        Phần lớn các doanh nghiệp không có xếp hạng ngoài. Lý do là người đi vay không phát hành nợ niêm yết nhưng không nhất thiết nghĩa là uy tín tín dụng của họ thấp hơn. Trọng số rủi ro 100% được dùng cho những đối tượng không được xếp hạng. Bời vì chi phí vốn của những đối tượng có xếp hạng thấp cao hơn với những đôi tượng không xếp hạng, đây có thể coi là một điểm không nhất quán. Hiệp Ước quy định rằng những nhà giám sát quốc gia nên linh hoạt khi điều chỉnh trọng số này.

Trọng số rủi ro

         Danh mục đầu tư bán lẻ

        Những nguy cơ bán lẻ cũng được xử lý trong cách tiếp cận từ trên xuống, xử lý như một tập hợp thay vì các nguy cơ đơn lẻ như đối với nguy cơ doanh nghiệp. Nêu danh mục đầu tư bán lẻ được phân tán hóa, trọng số rủi ro là 75%. Cho vay hoàn toàn được đảm bảo bởi thếchấp bất động sản nhà ở có trọng số rủi ro 35%. Thế chấp bằng bất động sản thương mại có rủi ro 100%.

       Phần không được bảo đảm của bất kỳ khoản vay nào (ngoài vay thế chấp nhà ở) quá hạn hơn 90 ngày có trọng số rủi ro 150% hoặc 100% tùy theo mức độ cung ứng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro

Những nguyên tắc chung cho thế chấp CRM

        Hội đồng đã áp dụng một định nghĩa thế chấp hợp lệ rộng hơn so với Hiệp Ước 1988 trong cách tiếp cận tiêu chuẩn của Basel 2. Ngân hàng có thể công nhận những tài sản sau là thế chấp:
  • tiền mặt

  • những cổ phiếu nợ nhất định được phát hành bởi quốc gia, những tổ chức trong khu vực công, ngân hàng, công ty chứng khoán và doanh nghiệp

  • những cổ phiếu nhất định được trao đổi trên các sàn được công nhận

  • những cổ phần trong quỹ tương hỗ

  • vàng
         Có một sàn vốn ký hiệu IV,bởi vì giao dịch có thế chấp không bao giờ không có rủi ro (trừ với tiền mặt). Giá trị thông thưởng của w là 0,15.

        Basel 2 công nhận thế chấp chỉ nếu giá trị của nó không phụ thuộc vào uy tín tín dụng của đối tượng. Chất lượng tín dụng của người đi vay và giá trị của vật thế chấp không thê có tương quan dương. Ví dụ, cổ phiếu phát hành bởi chính người đi vay sẽ tạo ra rất ít sự bảo hộ và không hợp lệ.

        Trong vay mượn cổ phiếu, người cho vay tiền mặt nắm giữ cổ phiếu làm thế chấp, giá trị của cổ phiếu có thể giảm xuống dưới khoản tiền cho vay ngay cả nếu ban đầu, giao dịch có thế chấp quá cao.

nguyên tắc chung cho thế chấp CRM

       Những luật giám sát cho phép bù trừ nguy cơ với giá trị vật thế chấp, chịu chi phổi bời ‘haircuts”. Haircuts là phần trăm giá trị do những thay đổi thời gian của nguy cơ và thế chấp và do chênh lệch kỳ hạn và tiền tệ giữa nguy cơ và thế chấp. Có hai loại haircuts: haircuts giám sát tiêu chuẩn và những ước lượng của các ngân hàng về độ biến động của vật thế chấp.

       Như một quy luật chung, phần được đảm bảo bới giá trị điều chỉnh theo haircut của vật thế chấp có trọng số rủi ro ứng với công cụ thế chấp. trọng số rủi ro này có sàn 20% trừ trong một số trường hợp nhất định, ví dụ khi thế chấp là tiền mặt hay khi nó là khoản vay của một quốc gia hay cổ phiếu PSE (tổ chức khu vực công), khi đó trọng số rủi ro là 0%.

       Phần còn lại của khoản nợ không có đảm bảo và được chỉ định trọng số rủi ro của đối tượng đó. Khi có nhiều thếchấp, nguy cơ được chia thành nhiều phần, mỗi phần được chi định một loại CRM.

        Giảm thiểu rủi ro tín dụng bị điều phôi bởi hai cách tiếp cận: ‘đơn giản’ và ‘toàn diện’. Theo cách tiếp cận đơn giản, ngân hàng thay thế trọng số rủi ro của vật thế chấp bằng họng số rủi ro của đối tượng, đối với phần có thế chấp của nguy cơ (với sàn 20%). Điều này tương tự như Hiệp Ước 1988.

       Cách tiếp cận toàn diện cho phép bù trừ nguy cơ bằng thế chấp. Các ngân hàng có thể giảm nguy cơ bằng giá trị của thế chấp. Họ có thể dùng một trong hai cách tiếp cận trên trong sổ ngân hàng, nhưng số giao dịch thì chỉ dùng cách tiếp cận toàn diện. Thế chấp một phần cũng được công nhận. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện cho phép chênh lệch kỳ hạn giữa nguy cơ cơ sở và vật thế chấp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac ngan hang viet nam

Giảm thiểu rủi ro tín dụng

       Các quy định giảm thiểu rủi ro tín dụng giống nhau với mọi cách tiếp cận và bao gồm một số lựa chọn. Các công cụ giảm thiểu rủi ro tín dụng được gọi là CRM theo thuật ngữ Basel 2. CRM nói về những đặc điểm của từng giao dịch có thể làm giảm rủi ro tín dụng của giao dịch đó. Những đảm bảo hợp lệ bao gồm:
  • Thế chấp hợp lệ: tiền mặt, cổ phiếu

  • Đảm bảo của bên thứ ba

  • Phái sinh tín dụng
        Các cách tiếp cận khác nhau:
  • Tiêu chuẩn: trọng số rủi ro tiêu chuẩn

  • Cơ sở: tỷ lệ phục hồi tiêu chuẩn là 55% với nợ cao cảp và 25% với nợ cảp thấp

  • Cao cảp: tỷ lệ hồi phục được ngân hàng quyết định
        Các quy định áp đặt những tiêu chuẩn hoạt động tối thiều bời VI quản lý yếu kém những rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro pháp lý có thể làm giảm độ tin cậy của những công cụ giảm rủi ro đó. Để việc giảm thiểu rủi ro được công nhận cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn: giao dịch phải được ghi chép đầy đủ, các đảm bảo và phái sinh tín dụng phải mang tính ràng buộc và có thể thi hành pháp lý. Hơn nữa, các ngân hàng phải nắm giữ tài sản để đối phó với những rủi ro do sự chênh lệch giữa phòng hộ rủi ro tín dụng nguy cơ tương ứng. Đó có thể là chênh lệch trong giá trị, kỳ hạn hay tiền tệ giữa nguy cơ và công cụ phòng hộ.

Giảm thiểu rủi ro tín dụng

          Giảm rủi ro tín dụng: đảm bảo và phái sinh tín dụng

       Đế một ngân hàng có thể được cứu trợ bằng phái sinh tín dụng hay đảm bảo, phòng hộ tín dụng phải trực tiếp, rõ ràng, không thể hủy bỏ và vô điều kiện.

       Cách tiếp cận thay thế trong Hiệp Ước 1988 áp dụng với đảm bảo và phái sinh tín dụng nhưng có một sàn vốn IV. Nêu công nhận hoàn toàn khả năng thực thi của đảm bảo, cách tiếp cận này thay thếrủi ro của người đi vay bằng thay thế của người đảm bảo.

       Hiệp Ước mới công nhận rằng các ngân hàng chỉ chịu thua lỗ trong các giao dịch được đảm bảo khi cả người đi vay và người đảm bảo đều vỡ nợ. Cách tiếp cận “vỡ nợ kép” này làm giảm rủi ro tín dụng nêu sự tương quan giữa xác suất vỡ nợ của người mang nợ và người đảm bảo là thấp.

         Giảm rủi ro tín dụng: xử lý thế chấp

       Những quy định CRM đối với thế chấp phức tạp hơn đối với đảm bảo bên thứ ba bởi vì một nguy cơ được chia thành phần có thế chấp và phần còn lại. Hơn nửa, sự phân tách này phụ thuộc vào haircuts để đo lường số lượng được thế chấp quá cao. Phép tính haircuts bị chi phối bởi một số quy tắc. Cuối cùng, trọng số rủi ro và LGD cho phần có thế chấp khác với cho phần không có thế chấp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các ngân hàng việt nam

Cấu trúc khung dựa trên xếp hạng nội bộ IRB

       Cách thức IRB dựa trên xếp hạng nội bộ do ngân hàng chỉ định cho những đối tác. Chi phí vốn được tính từ những hàm số trọng số rủi ro ứng với mỗi danh mục đầu tư hay hạng mục tài sản. Cung ứng cho thua lỗ dự đoán được cho phép và chi phí vốn phải cao hơn thua lỗ dự đoán. Để được phép dùng cách thức dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát.

       Với mỗi hạng mục tài sản được đề cập trong khung cảu trúc IRB, có ba nhân tố chính:
  • Các thành phần rủi ro: ước lượng các tham số rủi ro do ngân hàng cung cấp, một số ước lượng để phục vụ việc giám sát. Các thành phần rủi ro bao gồm xác suất vỡ nợ (DP), nguy cơ vỡ nợ (EAD), thua lỗ khi vỡ nợ (LGD), kỳ hạn thức (M) và các tham số khác ẩn trong hàm trọng số rủi ro.

  • Các hàm trọng số rủi ro: đây là công cụ để biến đổi các thành tố rủi ro thành những tài sản có trọng sốrủi ro và yếu cầu vốn. Có nhiều hàm tùy vào hạng mục tài sản.

  • Yếu cầu tôi thiểu: những tiêu chuẩn tối thiểu một ngân hàng phải đáp ứng để có thế sử dụng cách tiếp cận IRB cho một hạng mục tài sản nhất định
xếp hạng nội bộ IRB

       Với danh mục đầu tư bán lẻ, không có cách tiếp cận cơ sở, chỉ có thể là tiêu chuẩn hoặc cao cấp. Theo hai cách tiếp cận đó, với những nguy cơ bán lẻ, ngân hàng phải cung cảp ước lượng DP, LGD và EAD của họ. Với hạng mục tài sản này, cách tiếp cận cơ sở và cao cấp là giống nhau.

       Với những danh mục đầu tư không bán lẻ, theo cách tiếp cận cơ sở, các ngân hàng cung cấp ước lượng DP của họ và dựa trên ước lượng giám sát của những thành phần rủi ro khác. Theo cách tiếp cận cao cấp, ngân hàng ước lượng DP, LGD, EAD và M, và phải đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu. Với cả hai cách tiếp cận, ngân hàng luônphải dùng hàm trọng số rủi ro để tính vốn yêu cầu.

        Do đó, cách tiếp cận cao cấp dựa vào những quy tắc đơn giản hơn cách tiếp cận cơ sở vì những ước lượng của ngân hàng được cho phép, trong khi cách tiếp cận cơ sở đòi hỏi kết họp các quy tắc. Theo cách tiếp cận cơ sở, ngân hàng phải đưa ra ước lượng DP ứng với điểm của từng người đi vay, nhưng những thành tố khác như LGD, EAD và M được tính toán theo luật định.

        Hiệp Ước Basel 2 liệt kê một số “trọng số rủi ro tiêu chuẩn”, hay BRW. Hàm dựa vào xác suất vỡ nợ (DP). Ví dụ tiếp theo nói tới trường hợp cụ thể của một tài sản 3 năm với  những xác suất vỡ nợ khác nhau và LGD 50% (bảng 20.3). Ba điểm tiêu biểu chỉ ra độ nhạy của trọng số rủi ro với xác suất võ nợ hàng năm. Với DP = 0,7%, BRW là 100% và trọng sốrủi ro tối đa là 625% cho DP = 20%. Giá trị này là giới hạn cho mọi kỳ hạn và xác suất vỡ nợ. Trọng số rủi ro với thay đổi ứng với những DP khác nhau nhạy hơn trọng số trong cách tiếp cận tiêu chuẩn, chi trong khoảng 20% tới 150% cho mọi kỳ hạn dài hơn một năm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: rui ro

Trọng số rủi ro cho doanh nghiệp, quốc gia và ngân hàng

        Trong cách tiếp cận tiêu chuẩn, trọng sống rủi ro được phân loại theo hạng mục tài sản. Cách tiếp cận này nhạy với rủi ro hơn nhiều so với Hiệp Ước Basel 1. Nó bao gồm một trọng số rủi ro 50% cho doanh nghiệp và 150% cho những đối tượng xếp hạng thấp.

       Những nguy cơ không đc xếp hạng có trọng số 100%. Trọng số 150% phục vụ một so hạng mục tài sản. Cách tiếp cận tiêu chuẩn không cho phép trọng số thay đổi với kỳ hạn trừ trường hợp những tài sản ngắn hạn với các đối tượng ngân hàng với xếp hạng tầm trung, trọng số giảm từ 50% xuống 20% và từ 100% xuống 50% tùy vào xềp hạng.

Trọng số rủi ro cho doanh nghiệp

         Phần lớn các doanh nghiệp không có xếp hạng ngoài. Lý do là người đi vay không phát hành nợ niêm yết nhưng không nhất thiết nghĩa là uy tín tín dụng của họ thấp hơn. Trọng số rủi ro 100% được dùng cho những đối tượng không được xếp hạng. Bởi vì chi phí vốn của những đối tượng có xếp hạng thấp cao hơn với những đối tượng không xếp hạng, đây có thể coi là một điểm không nhất quán.

        Hiệp Ước quy định rằng những nhà giám sát quốc gia nên linh hoạt khi điều chỉnh trọng số này. Đối với các ngân hàng có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là tất cả các ngân hàng trong một quốc gia được ấn định một trọng số rủi ro ứng với hạng mục thấp hơn hạng mục quốc gia một bậc. Nhưng với các ngân hàng ở các quốc gia xếp hạng BB+ tới B- hoặc không xếp hạng, trọng số rủi ro được giới hạn ở mức 100%. Lựa chọn thứ hai là trọng số rủi ro dựa trên đánh giá tín dụng ngoài của ngân hàng với những ngân hàng không xếp hạng có trọng số 50%. Các công ty cổ phiếu được xếp ngang hàng với ngân hàng và các công ty bảo hiểm ngang với doanh nghiệp.

       Xếp hạng ngoài chỉ được dùng khi nó bằng với xếp hạng của người phát hành cố phiếu. Xếp hạng của người phát hành bằng với xếp hạng của khoản nọ cao cấp không đảm bảo. Khi có những xếp hạng ngoài, xếp hạng thận trọng nhất sẽ được lựa chọn.


Kỳ hạn thực (M) và khoản không có trong bảng cân đối kế toán

         Kỳ hạn thực (M)

         Kỳ hạn thực chi có ích trong cách tiếp cận cơ sở hoặc cao cấp. Nhìn chung, kỳ hạn thực tê là 2,5 năm trừ với những giao dịch ngắn hạn nhất định. Ví dụ, đối với giao dịch repo, kỳ hạn thực tế là 6 tháng. Nếu không, M được định nghĩa là số lớn hơn trong hai số: một năm và kỳ hạn thực tếcòn lại ứng với giới hạn 5 năm. Đối với một công cụ với một thời gian biểu dòng tiền định trước, kỳ hạn thực tế M được định nghĩa là trung bình gia quyền của những ngày thanh toán, với trọng số là các dòng tiền.

         Khi phép tính trên không thể tính được, kỳ hạn dài hơn được sử dụng ví dụ như thời hạn tối đa còn lại (tính theo năm).

bảng cân đối kế toán

         Những khoản không có trong bảng cân đối kế toán

         Theo cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa, nguy cơ tín dụng với phái sinh không chính thức được đổi thành tín dụng tương dương bằng cách sử dụng “những thừa số quy đổi tín dụng” (CCF). CCF là 20% và 50% cho những cam kết với kỳ hạn dưới một năm và cam kết với kỳ hạn hơn một năm. Cam kết có thể được hủy bỏ bất kỳ lúc nào có CCF 0%.

          Những thay thế tín dụng trực tiếp và những đảm bảo chung, bao gồm thư tín dụng và thư chấp thuận, có CCF 100%. Những thỏa thuận bán và mua lại khi rủi ro tín dụng vẫn do ngân hàng chịu nhận CCF 100%. Giao dịch repo (vay/mượn cổ phiếu) được xử lý đặc biệt trong mục giảm thiểu rủi ro tín dụng (CRM). Thư tín dụng ngắn hạn tự thanh lý từ biến động của hàng hóa (tức là tín dụng chứng từ có thế chấp là việc vận chuyển hàng hóa) có CCF 20%.



Thua lỗ khi vỡ nợ và Thừa số quy đổi tín dụng

Thua lỗ khi vỡ nợ (LGD)

       LG bao gồm rủi ro tùy giao dịch trong Basel 2. LGD là tỷ lệ số tiền chịu rủi ro sẽ bị mất khi vỡ nợ, sau khi nỗ lực giải quyết và phục hổi từ các đảm bảo. Tỷ lệ phục hồi là 1 – LGD tính bằng phẩn trăm của nguy cơ. LGD phụ thuộc vào các đảm bảo đi kèm với giao dịch và không chắc chắn. Các mô hình LGD thưởng dựa vào dữ liệu kinh nghiệm và ngành ngân hàng đang xây dựng dữ liệu để các ước lượng LGD đáng tin cậy hơn.

       Bởi vì sự không chắc chắn của LGD, Basel 2 đưa một số cách để tính GLD. Theo cách tiếp cận cơ sở, những yêu cầu bồi thường cao cấp từ các doanh nghiệp, ngân hàng và quốc gia không được đảm bảo bởi thế chấp có LGD 45% và những yêu cầu bồi thường cấp thấp hơn có LGD 75%. Những ước lượng LGD của các ngân hàng chỉ được cho phép trong cách tiếp cận cao cấp. Nếu không, các quy định giám sát sẽ được thực thi.

         LGD giám trực tiếp chi phí vốn dựa trên thế chấp và đảm bảo bên thứ ba hợp lệ. Với các đàm bảo, bảo hộ tín dụng đưực thừa nhận với các đôi tượng quốc gia, PSE, ngân hàng với trọng số rủi ro thấp hơn đối tác và những đối tượng khác có xếp hạng A- trở lên. Với những giao dịch dựa trên thế chấp, có thể bù trừ một phần nguy cơ bằng giá trị điều chỉnh theo rủi ro chỉ định bởi thế chấp. Những quy tắc nghiêm ngặt được sử dụng đế tính tới độ trôi giá trị do những biến động thị trường. Các phương pháp giám sát sẽ được nói tói trong phần giảm thiểu rủi ro tín dụng của chương này.

Thua lỗ khi vỡ nợ

          Thừa số quy đổi tín dụng (CCF)

         Trong Basel 1, các thừa số quy đổi tín dụng dùng để giải quyết các nguy cơ là các cam kết thay vì các nguy cơ tiền mặt, hay dự phòng và những cam kết không trong bảng cân đối kế toán. Dự phòng bao gồm những đảm bảo trong đó người đảm bảo cam kết sẽ thay thế cho người đi vay bị vỡ nợ. Những mục không có trong bảng cân đối kế toán bao gồm phái sinh và quyền chọn.

          Các thành phần tín dụng và trọng số rủi ro

         Chi phí vốn được tính là 8% nhân với trọng số rủi ro của một giao dịch. Trong cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa, các trọng số được xác lập bởi người làm luật. Trong cách tiếp cận dựa trên xêp hạng nội bộ, nhà làm luật đưa ra các hàm trọng số rủi ro phân loại theo hạng mục/tiểu hạng mục tài sản. Đối với các nguy cơ cho vay chuyên dụng và chứng khoán hóa, các trọng số được xác lập bằng các quy định cụ thể.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin dung ngan hang

Quản lý rủi ro trong ngân hàng và Nguy cơ khi vỡ nợ (EAD)

       Quản lý rủi ro trong ngân hàng

      Có nhiều phương pháp và nguồn dữ liệu các ngân hàng có thế sử dụng để liên hệ ước lượng xác suất vỡ nợ với những điểm nội bộ. Ba cách tiếp cận là: (i) sử dụng dữ liệudựa trên kinh nghiệm vỡ nợ của chính ngân hàng, (ii) sử dụng dữ liệu ngoài và (iii) sửdụng các mô hình vỡ nợ thống kê. Do đó, ngân hàng có thể sử dụng cách tiếp cận cơ sở miễn là nó khớp đánh giá xếp hạng của mình với xác suất vỡ nợ một cách đúng đắn.

       Một cách làm thông thường cho các danh mục đầu tư vỡ nợ ít dựa trên khớp xếp hạng tín dụng nội bộ với tần suất vỡ nợ dựa trên dữ liệu lịch sử, chủ yếu của các cơ quan xếp hạng. Cách làm này có những nhược điểm rõ ràng: ít tập đoàn được xếp hạng và danh mục đầu tư của ngân hàng có thể không có cấu thành giống như danh mục đẩu tư của các công ty được xếp hạng.

Quản lý rủi ro trong ngân hàng

       Phương pháp dùng để khớp điểm tín dụng với xác suất vỡ nợ sẽ được thảo luận sâu hơn Đối với các nguy cơ doanh nghiệp và ngân hàng, xác suất vỡ nợ là xác suất một năm liên hệ với điểm nội bộ của người đi vay với sàn 0,03%. Với các nguy cơ quốc gia, xác suất vỡ nợ liên quan tới điểm rủi ro quốc gia, nhưng sàn bằng 0.

        Nguy cơ khi vỡ nợ (EAD)

       Nguy cơ khi vỡ nợ đo lường lượng tiền tối đa có thể bị mất khi vỡ nợ. Thưởng thì vào thời điếm hiện tại, ta không biết số tiền đó. Nó được đo lường bằng các quy tắc và mô hình. Có rất nhiều lý do tạo ra sự không chắc chắn trong EAD. Ví dụ, với các sản phẩm cho vay, tỷ lệ rút từ hạn mức tín dụng cam kết dựa vào việc người đi vay có dùng hạn mức đó không. Đối với phái sinh trao đổi không chính thức, khoản tiền chịu rủi ro vỡ nợ bị chi phối bởi thị trường và có thể được tính ra từ các quy tắc đơn giản hoặc mô hình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tín dụng ngân hàng

Xác suất vỡ nợ (DP) và Sự kiện vỡ nợ

         Xác suất vỡ nợ định lượng khả năng người đi vay vỡ nợ. Có nhiều định nghĩa của các sự kiện vỡnợ, bao gồm: mất khả năng thanh toán vào ngày đáo hạn, phá sản hoặc tái cảu trúc nợ do những khó khăn của người đi vay. Basel 2 định nghĩa sự kiện vỡ nợ là “không thanh toán những nghĩa vụ nợ trong 90 ngày.”

         Xác suất vỡ nợ liên quan tới một khoảng thòi gian. Khoảng thời gian càng dài, xác suất vỡ nợ càng cao. Basel 2 áp đặt sử dụng xác suất vỡ nợ hàng năm. Xác suất vỡ nọ dựa vào những điều kiện hiện tại, điều kiện kinh tế chung hoặc điều kiện công ty. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khả năng vỡ nợ cao hơn và ngược lại. Basel 2 yếu cầu sử dụng xác suất vỡ nợ “qua chu kỳ”, nghĩa là xác suất biểu thị một số trung bình qua nhiều giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Xác suất vỡ nợ “qua chu kỳ”có thể cao hơn hoặc thấp hơn xác suất vỡ nợ “vào một thời điểm”.

Xác suất vỡ nợ

         Basel 2 áp dụng một cách nhìn dài hạn để xác lập khả năng vỡ nợ trọng một khoảng thời gian một năm, để giảm tính đổng chu kỳ của chi phí vốn, thấp khi kinh tế mó rộng và cao khi suy thoái. Độ nhạy với các điều kiện kinh tế sẽ đòi hỏi huy động nhiêu vốn hơn trong điều kiện khó khăn và giảm vốn khi điểu kiện thuận lợi. Điểu này không có tính hiệu quả kinh tế. Chú ý bất chấp những quy định đó, nhiều người cho rằng Basel 2 vẫn mang tính đổng chu kỳ và một mục tiêu của những cải cách quy định là giải quyết những yếu cầu vốn.

         Bình thường, xác suất vỡ nợ có liên quan tói xếp hạng tín dụng, xếp hạng là những điểm chữ cái hoặc những số thứ tự. Xác suất vỡ nợ định lượng rủi ro. Trong các hoạt động bán lẻ, kỹ thuật tính điểm dựa trên thống kê để định lượng xác suâìt vỡ nọ dựa trên dữ liệu lịch sử. Với các tập đoàn hoặc ngân hàng lớn, thông kê vỡ nợ không đủ lớn để định nghĩa xác suất vỡ nợ.'



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản trị rủi ro trong ngân hàng

Nội dung Hiệp Ước Basel mới

         Hiệp Ước Basel mới đặt ra những quy tắc mới để chi phí vốn rủi ro tín dụng nhạy cảm với rủi ro hơn, thừa nhận các hình thức giảm bớt rủi ro tín dụng, cải tiên những phép đo rủi ro tín dụng trong Hiệp Ước Basel 1 trước đó, bổ sung những yếu cẩu về vốn với rủi ro hoạt động và trình bày chi tiết những “trụ” về giám sát và kỷ luật thị trường. Hiệp Ước mới không đơn giản với nhiều cách tiếp cận tùy theo nhiều hạng mục tài sản và bổ sung nhiều cách tiếp cận về làm giảm rủi ro tín dụng, cho vay chuyên dụng và chứng khoán hóa.

         Hiệp Ước mới xác lập chi phí vốn cho rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Nó bao gồm rủi ro lãi suất của sổ sách ngân hàng trong Trụ 2 (quá trình giám sát kiểm tra), thay vì áp đặt những yếu cầu vốn.

        Hiệp Ước mói tạo ra một khung cảu trúc nhạy cảm với rủi ro hơn có thể giảm đáng kể sự chênh lệch giữa các chi phí vốn tiêu chuẩn của Basel 1 và rủi ro tín dụng thật sư của những người tham gia và tài sản. Nó phân biệt rủi ro dựa theo uy tín tín dụng của người đi vay và những đảm bào tùy giao dịch.

Hiệp ước mới bao gồm ba trụ chính:


  • Trụ 1: yếu cầu vốn tối thiểu

  • Trụ 2: quá trình giám sát kiểm tra

  • Trụ 3: kỷ luật thị trường
Hiệp Ước Basel

        Hiệp Ước đưa ba cách tiếp cận chính đối với trụ 1: cách tiếp cận “tiêu chuẩn hóa” và các cách tiếp cận “cơ sở” và “cao cấp” dựa trên xếp hạng nội bộ. Một đặc điểm nổi bật của Basel 2 là dựa trên xếp hạng tín dụng để làm cho vốn nhạy với rủi ro hơn. Chi có các cách tiếp cận cơ sở và cao cấp sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ do các ngân hàng ân định cho những đối tác, trong khi cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa dựa trên xếp hạng của bên ngoài nếu có thể.

        Cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa chỉ được dụng cho các ngân hàng không có hệ thống xếp hạng tín dụng hợp lệ và chi phí vốn sẽ được quyết định bởi các quy tắc giám sát trong trường hợp này. Basel 2 công nhận nhiều dạng đảm bảo để giảm chi phí vốn hơn. Đây là phần “giảm thiểu rủi ro tín dụng” (CRM) cuả Basel 2.

       Trụ 1 nói về xử lý vốn. Đối với xử lý vốn, các hạng mục tài sản là điểm bắt đầu. Mỗi danh mục đầu tư của một ngân hàng được chỉ định một hạng mục tài sản. Chi phí với rủi ro bắt đầu từ đó và phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của người đi vay và CRM theo hạng mục tài sản cùng với những nhân tố khác. Cho vay chuyên dụng và chứng khoán hóa có những cách xử lý vốn đặc biệt.

         Phép tính vốn dựa trên trọng số rủi ro giống như Basel 1. Trọng số rủi ro 100% ứng với tỷ lệ vốn so với giá trị tài sản là 8%. Chi phí vốn được tính là:

Vốn = trọng số rủi ro x nguy cơ x 8%

        Các trọng số rủi ro, theo cách tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ, dựa vào các thành phần rủi ro tín dụng trừ với cho vay chuyên dụng và chứng khoán hóa, những thành phần chính bao gồm: kích cỡ nguy cơ, xác suất vỡ nợ, và thua lỗ khi vỡ nợ sau phục hồi. Hiệp Ước Basel 2 đòi hỏi dùng rất nhiều dữ liệu rủi ro tín dụng và áp đặt một sự tăng cường đáng kể với những dữ liệu hiện có. Nó mờ rộng phạm vi và chất lượng của dữ liệu cần thiết. Đối với rủi ro hoạt động, dữliệu rủi ro phải được thu thập dựa theo một sự phân loại rủi ro mới vì những mục đích định lượng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quan ly rui ro

Mô hình độc quyền của Var rủi ro thị trường

     Kinh tế học của rủi ro thị trường rất dễ hiểu. Những tài sản trao đổi được có những thay đổi ngẫu nhiên với phân phối xuất phát từ những độ nhạy quan sát được của công cụ và độ biến động của các công cụ thị trường. Rủi ro thị trường độc lập của một công cụ là Var phản ánh phân phối p & L của nó do những thay đổi thông số thị trường cơ sờ. Mọi thứ có thể trở nên phức tạp hơn với danh mục đầu tư vì các rủi ro bù trừ do hệ quả phân tán hóa, khiến cho rủi ro danh mục đầu tư nhỏ hơn tổng các rủi ro độc lập.

     Khi xem xét giá trị danh mục đầu tư các công cụ có thể thay đổi, ta phải tính tới cả ba yếu tố: sự đổng biến đổi của các thông số thị trường (gọi là nhân tố rủi ro), độ nhạy với chúng cả các công cụ và độ biến động của các nhân tố rủi ro. Sự khác biệt giữa rủi ro “chung” và “cụ thể” là: rủi ro chung là rủi ro phụ thuộc vào các nhân tố rủi ro ảnh hưởng tới tất cả các giá cả. Tính phụ thuộc tạo nên sự đổng biến đổi giá cả vì tất cả giá cả đều phụ thuộc vào một số thông số thị trường giống nhau. Độ biến động giá cả không liên quan tới thông số thị trường được gọi là rủi ro cụ thểhay thay đổi giá không liên quan tới biến động thị trường. Các mô hình nhân tố cho phép mô phỏng những thay đổi giá trị do các nhân tố rui ro hay rủi ro chung. Phần còn lại trong độ biến động giá là rủi ro cụ thể. Các mô hình Var rủi ro thị trường giải quyết những vẩh đề này.

Mô hình độc quyền của Var

     Nguyên tắc của sự mở rộng sang các mô hình rủi ro thị trường là :

•           Rủi ro thị trường là rủi ro thua lỗ trong một giai đoạn tối thiều cần đề thanh lý các giao dịch trên thị trường, giai đoạn trong luật là 10 ngày.

•           Thua lỗ là bách phân vị thua lỗ 99% đối với các mô hình rủi ro thị trường.99% là xác suất các thua lỗ thấp hơn Var hay nói cách khác, xác suất thua lỗ thị trường vượt qua Varlà 1%.

Các mô hình nên kết hợp các quan sát lịch sử trong vòng ít nhất một năm. Nêu có các bước nhảy vọt trong độ biến động, nên sử dụng giai đoạn cần đây hơn. Một thừa số nhân giữa 3 và 4 áp dụng với Var này. Nó giải thích những điểm yếu tiềm năng trong quá trình mô phỏng hoặc những trường hợp ngoại lệ. Các mô hình đáng tin cậy có một ‘lệ phí’ trong vốn và thừa số nhân của Var thấp hơn. Hơn nữa, các nhà làm luật nhấn mạnh:

•           Stress test để đánh giá ảnh hưởng của các tình huống khó khăn

•           Back test hay kiểm tra Var phù hợp với những độ lệch giá trị lịch sử. bách phân vị 1% nghĩa là thua lỗ không nên vượt Var hơn 2 đến 3 lần trong một năm (1% của 250 ngày trong một năm).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý rủi ro

Vốn dựa trên rủi ro và tăng trưởng

       Có một sự đánh đổi giữa chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro. Vốn có sẵn đặt ra một giới hạn cho việc chấp nhận rủi ro, do đó giới hạn khả năng phát triển kinh doanh. Vốn có sẵn có thể không đủ để xây dựng những bước phát triển kinh doanh mới. Điều này đúng với mô hình “cho vay và nắm giữ” của các ngân hàng.

      Giới hạn vốn có thể đòi hỏi huy động thêm cổ phần, hoặc thanh lý tài sản hoặc giảm rủi ro. Tăng vốn có nghĩa là lợi nhuận của cổ đông sẽ phù hợp với kỳ vọng của họ. Hơn nữa, khi tăng trưởng vốn chỉ dựa vào thu nhập giữ lại, lợi nhuận phải đủ cao để cơ sở vốn tăng trưởng kịp với những yếu cầu luật pháp. Hai giới hạn này khác nhau.

Vốn dựa trên rủi ro

       Mức thu nhập yếu cầu tối thiểu thông thường cho các cổ đông là thu nhập kế toán trên cổ phần (ROE) 15% sau thuế tức là khoảng 25% trước thuế. Nếu những nguồn vốn bên ngoài không được huy động, tăng trưởng bền vững sẽ bị giới hạn. ROE bằng với tốc độ tăng trưởng của vốn nếu không phải trả cổ tức. Do đó, sự tăng trưởng vượt trên ROE là không thể duy trì khi cấp vốn chỉ thông qua thu nhập được giữ lại. Do đó, hệ quả đầu tiên của yêu cầu vốn là ROE giới hạn tăng trưởng của ngân hàng khi họ chỉ dựa vào thu nhập được giữ lại. Hệ quả thứ hai là vốn phải đủ để cung cấp thu nhập yếu cẩu cho những ngưòi nắm giữ cổ phần. Đôi khi, tăng trưởng của ngân hàng là quá cao để có thể duy trì nếu tính đến những yếu cầu vốn. Thu nhập yêu cầu cho những cổ đông là giới hạn “hiệu quả”, trong khi tăng trưởng vốn nội bộ thì không.

        Lựa chọn duy nhất để tránh khỏi những giới hạn về vốn là thanh lý tài sản hoặc giảm rủi ro. Việc bán tài sản hoặc chứng khoán hóa phục vụ cho mục đích này. Với sự mở rộng của chứng khoán hóa và sự hình thành mô hình “phát hành nợ thế chấp và phân phối” của các ngân hàng, họ có thể đi vòng qua những giới hạn đó, tự do hóa vốn bằng cách bán những khoản nợ của họ và những tài sản khác vào thị trường vốn, và mở rộng kinh doanh trong khi vẫn tuân thủ những quy định về vốn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các ngân hàng ở việt nam

Giới thiệu về Hiệp ước Basel 2

     Hiệp ước Basel mới, Basel 2 được thực thi vào năm 2007 tập trung vào các định nghĩa vốn yếu cầu (Trụ 1) những cải thiện lớn cho các phép đo rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành, yếu cầu tiết lộ, quá trình giám giát kiểm tra (Trụ 2) và kỷ luật thị trường (Trụ 3). Đồng thời, Basel 2 cải tiên một số điểm trong hiệp ước 1988.

      Chương này sẽ không thảo luận toàn bộ những quy định kết nối phức tạp trong bản cuối cùng của Hiệp Ước. Thay vào đó, chương này tập trung vào những khôi chính của Basel 2 để đưa ra một cái nhìn tổng quát về những nguyên tắc được thực thi ữong hiệp ước. Basel 2 đưa ra nhiều cách tiếp cận mà các ngân hàng có thể lựa chọn. Điểm bắt đầu là hạng mục tài sản để mô tả các cách tiếp cận (có trên trang của BIS). Chương này dựa vào tài liệu: Hội đổng Basel về Giám Sát Ngân hàng (Tháng 6 -2006), “Thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, Cấu trúc khung sửa đổi – Phiên bản toàn diện năm 2006″, Ngân Hàng Quyết Toán Quốc Tế, Basel, Thụy Sĩ.

    Để có cái nhìn tổng quát về các vấn đề luật, bạn đọc nên đọc thêm cả phần giới thiệu và kết luận của quyển sách này, tóm tắt những điểm chính trong các đề xuất hiện tại vào thời điểm viết sách

Hiệp ước Basel 2

Nội dung

20.1    Hiệp Ước Basel mód                              



20.4     Cách tiếp cận tiêu chuẩn                   




20.8     Lưu hành vốn                                    

20.9     So sánh giữa vốn cho rủi ro tín dụng hạng mục tài sản doanh nghiệp trongBasel 1 và Basel 2                   


20.11     Chiết khấu                                     

20.12     Rủi ro lãi suất                        

20.13     Rủi ro vận hành                       


20.15     Trụ 3: kỷ luật thị trường    



Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn

      Phương pháp này dựa hoàn toàn vào tập hợp những tỷ lệ tiêu chuẩn của giá trị để đánh giá thua lỗ tiềm năng như là một tỷ lệ của những nguy cơ hiện tại. Chúng được tóm tắt trong một bảng chỉ ra sự khác nhau trong độ nhạy của những công cụ thị trường khác nhau và các quy tắc bù trừ cho phép kết hợp rủi ro trong một danh mục đầu tư nêu không có những rủi ro “cơ bản” sót lại. Ví dụ, với cổ phiếu, chi phí vốn là 8% của số dư thực sau khi bù trừ những nguy cơ dài và ngắn hạn. Với trái phiếu, tỷ số 8% được sử dụng với những trọng số khác nhau tùy vào kỳ hạn vì độ nhạy tùy vào kỳ hạn.

Trong một nhóm các công cụ, ví dụ như trái phiếu, cổ phần và tỷ giá, các nhà làm luật cho phép bù trừ rủi ro đên một mức độ nào đó. Ví dụ, có đoản vị và trường vị với cùng một cổ phiếu tạo ra rủi ro bằng 0, vì thu nhập từ trường vị bù cho thua lỗ trong đoản vị khi giá cổ phiếu tăng, và ngược lại. Bù trừ bị giới hạn chi dành cho những tính chất công cụ khớp nhau. Các nhà làm luật dựa vào sự phân biệt rủi ro “cụ thể” so với “chung”, tuần theo nguyên tắc cộng những rủi ro cụ thể trong khi cho phép bù trừ tác động của những rủi ro chung. Lý do là rủi ro chung biểu thị sự đổng thay đổi của giá cả do chi số cổ phẩn trong rủi ro cụ thể không liên quan tới những tham số thị trường cơ sở.

Các chi phí vốn tính toán theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn vẫn còn bảo thủ vì không cho phép tính tới hệ quả của phân tán hóa. Đây là động lực chính để chuyển sang các mô hình Var.

tiếp cận tiêu chuẩn

Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn sử dụng một lưới phức tạp các trọng số cho các công cụ lãi suất, cổ phần, phái sinh, tỷ giá và hàng hóa. Tỷ số 8% vẫn là tham chiêu khi không có vị thế bù trừ nào. Đối với các công cụ lãi suất, lưới các hệ số tùy thuộc vào duration của trái phiếu trừ khi chúng không có rủi ro tín dụng. Bù trừ được cho phép những khoảng duration nhất định. Đôi với phái sinh có thể được thay thếbằng một danh mục tín dụng tĩnh (ví dụ như hoán đổi), chi phí vốn ứng với từng thành phần của danh mục đầu tư đó. Xử lý quyền chọn dẫn tới sử dụng các tình huống để định ghĩa thua lỗ tồi tệ nhất.

Với cổ phần, chi phí vốn là 8% với rủi ro cụ thể trừ khi có sự phân tán rộng rãi thì sẽ sử dụng chi phí 4%. Chi phí vốn chung cũng là 8% nhưng bù trừ giữa các vị thế được cho phép. Các vị thế tỷ giá trong cùng một tiền tệ được bù trừ và trọng số 8% ứng với nguy cơ thực. Rủi ro hàng hóa phức tạp hơn rủi ro công cụ thị trường vì nó kế hợp rủi ro giá hàng hóa với các rủi ro khác ví dụ như rủi ro cơ sở (chênh lệch giá của những hàng hóa tương tự), rủi ro lãi suất, rủi ro giá giao sau cộng với rủi ro định hướng trong giá hàng hóa. Chi phí vốn được xác định bằng cách chia nhỏ danh mục đầu tư dựa theo kỳ hạn và bù trừ được cho phép nếu không có rủi ro cơ sở (không có chênh lệch).




Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản trị rủi ro tín dụng

Nhược điểm của Basel 1 và hiệp ước cho rủi ro thị trường

Nhược điểm của Basel 1

Ưu điểm chính của tỷ số Cooke là sự đơn giản. Nhưng có một số nhược điểm lớn, được giải quyết trong Basel 2. Không có sự phân biệt giữa các loại rủi ro khác nhau của các doanh nghiệp tư nhân. Tỷ số 8% áp dụng với cả một tập đoàn lớn và cho một doanh nghiệp nhỏ. Điều này không hợp lý về mặt kinh tế. Nói cách khác hiệp ước không đủ nhạy với rủi ro. Hơn nữa, tài sản ngắn hạn có trọng số bằng 0 trong khi các tài sản dài hạn có trọng số 100%. Cách làm thiêu công bằng này dẫn tới ac-bít của các ngân hàng ví dụ như gia hạn những khoản vay ngắn hạn thay vì cho vay dài hạn. Nếu một vụ vỡ nợ xảy ra, ít có đền bù phục hổi, ngay cả trong trường hợp việc phục hổi có khả năng cao ví dụ như thế chấp cổ phiếu. Hiệu ứng phân tán hóa ẩn trong tỷ số 8%, nhưng cùng tỷ số đó ứng với mọi danh mục đẩu tư rủi ro tín dụng bất kể mức độ phân tán hóa ra sao. Cơ quan ra luật nhận ra và xem xét những thiếu sót này, dẫn tới Hiệp Ước Basel mới, trình bày ở chương sau.

Nhược điểm của Basel 1

Hiệp ước cho rủi ro thị trường

      Một sửa đổi lớn đã được thông qua vào năm 1995-96 khi Hội đổng giới thiệu một biện pháp trong đó những vị thế trao đổi trong toái phiếu, cổ phẩn, tỷ giá và hàng hóa phải chịu chi phí vốn cho rủi ro thị trường liên quan tới vị thế của ngân hàng trong mỗi công cụ. Sửa đổi chỉ rõ khái niệm sổ sách ngân hàng và sổ sách trao đổi, định nghĩa chi phí vốn cho rủi ro thị trường và cho phép ngân hàng sử dụng vốn bậc 3 bổ sung cho hai bậc cụ 1 và 2.

Đề xuất năm 1995 đề ra chi phí vốn áp dụng với giá trị thị trường hiện tại của những vị thế mở (bao gồm vị thế phái sinh) trong các công cụ liên quan tới lãi suất, cổ phần trong sổ sách trao đổi của ngân hàng và các vị thế tiền tệ và hàng hóa. Sự mở rộng sang rủi ro thị trường tạo ra hai lựa chọn đế đánh giá chi phí vốn. “Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn” cho phép đo lường bỏ loại rủi ro: lãi suất, cổ phần, tỷ giá và hàng hóa sử dụng tập hợp những chi phí vốn tiêu chuẩn. Phương pháp còn lại cho phép ngân hàng sử dụng những thước đo rủi ro từ mô hình nội bộ của họ, hay các mô hình Var, với một số điều kiện liên quan tới tiêu chuẩn định lượng của các mô hình và quy trình.




Phái sinh và rủi ro tín dụng

Nhiều phái sinh là những công cụ không chính thức (hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ và quyền chọn) và không có tính thanh khoản cao như các công cụ thị trường, về lý thuyết, ngân hàng nắm giữ những tài sản này tới ngày đáo hạn và chịu rủi ro tín dụng vì họ giao dịch với những đối tác có rủi ro vỡ nợ. Đổĩ với phái sinh, rủi ro tín dụng tương tác với rủi ro thị trường bởi vì giá trị tính theo thị trường (hay thanh lý) tùy thuộc vào những biến động thị trường.

Các nhà làm luật coi chúng là những vị thế “nắm giữ tới đáo hạn”. Nguyên tắc là định nghĩa nguy cơ với rủi ro tín dụng là giá trị tiềm năng mà phái sinh có thể có trong quá trình tồn tại của nó. Nêu phái sinh có giá trị dương, người cho vay có thể mất giá trị này nẽu phía bên kia vỡ nợ. Nhưng giá trị thay đổi ngẫu nhiên với thị trường và cẩn có một phương pháp để xác định các giá trị tiềm năng.

Nhóm G30 năm 1993 đề ra nền tảng để theo dõi rủi ro tín dụng phái sinh không chính thức. Báo cáo của G30 khuyên dùng những kỹ thuật để đánh giá những nguy cơ không chắc chắn tốt hơn và đề xuất một nền tảng mô phỏng những thay đổi tiềm năng của danh mục đầu tư phái sinh trong những khoảng thời gian dài. Nguyên tắc là xác định những giới hạn trên sao cho giá trị tương lai sẽ không vượt qua cận trên này với một xác suất biết trước, hay mức độ tin cậy. Kết quả cuối cùng là hồ sơ thời gian những giá trị dương tiềm năng của phái sinh không chính thức được cập nhật liên tục. Nguy cơ rủi ro tín dụng hiện tại là giá trị thanh lý hiện tại.

Phái sinh và rủi ro tín dụng

Các nhà làm luật định nghĩa các “phần mở rộng” tiêu chuẩn hay phần trăm mệnh giá phụ thuộc vào tham số cơ sở và kỳ hạn. Các nhân tố rủi ro là lãi suất, tỷ giá, cổ phần và hàng hóa. Các hạng mục kỳ hạn là dưới một năm, từ một năm tới năm năm, và trên năm năm. Chi phí vốn dựa vào nguy cơ tín dụng hiện tại cộng với phần bổ sung cho nguy cơ phái sinh có thể tăng. Các “phần mở rộng” này cộng như số học, không cho phép thể hiện tính phụ thuộc giữa các nguy cơ tín dụng do đó tạo ra động lực cần mô phỏng nguy cơ phái sinh một cách toàn diện hơn.

Các cách thức tốt nhất hiện nay dựa vào những mô hình đó về nguy cơ tín dụng tiềm năng của phái sinh và được chấp nhận là dữ liệu đầu vào của Hiệp Ước Basel 2.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cac ngan hang viet nam

Hiệp ước Basel 1, Tỷ số Cooke và những rủi ro

Hiệp Ước Basel 1 đối với rủi ro thị trường

     Hiệp ước Basel 1 vẫn có hiệu lực tới cuối năm 2007 ở châu Âu cho tới khi Hiệp ước mới hay Hiệp ước Basel 2 được áp dụng. Nhưng Basel 2 chủ yếu được thi hành ở châu Âu và chỉ những ngân hàng quốc tế lớn ở Mỹ. Quy định của Basel 1 vẫn có hiệu lực tới khi Basel 2 được thực thi và vẫn được sử dụng ở những nơi chưa sẵn sàng tuân theo những chỉ đạo và quy định của Basel 2. Tóm tắt ngắn gọn Hiệp Ước Basel 1 và sửa đổi về rủi ro thị trường sẽ là bài giới thiệu về các chi tiết trong Basel 2.

 Tỷ số Cooke và rủi ro tín dụng

     Hiệp ước 1988 yếu cẩu những ngân hàng hoạt động quốc tế ở các nước GIO phải nắm giữ vốn cho mục đích tín dụng bằng ít nhất 8% tài sản gia quyền. Đây là tỷ số Cooke đối với rủi ro tín dụng. Tài sản gia quyền là tích của trọng số rủi ro với giá trị của tài sản. Một trọng số rủi ro 100% ứng với tỷ số vốn và tài sản là 8%. Do đó:

Vốn = trọng số rủi ro x giá trị

Ví dụ, khoản vay có giá trị 1000 với trọng số rủi ro 100% có chi phí vốn là 80.

     Thang trọng số bắt đầu từ 0 ứng với cam kết của các nước trong khối OECD cho tới 100% cho các doanh nghiệp tư nhân. Những trọng số khác là 20% cho các ngân hàng và thành phố trong các nước OECD và 50% với các khoản vay nhà ở dựa vào thế chấp. Số dư không có trên bản cân đối kế toán có trọng số 50%. Ngoài ra còn có chi phí vốn cho những nguy cơ không có trong bản câng đối kế toán thông qua các đảm bảo, cam kết…

Hiệp ước Basel 1

     Hiệp ước 1988 yếu cầu hai bước: ngân hàng quy đổi những vị thế không có trong bảng cân đối thành những khoản tín dụng tương đương thông qua một thang quy đổi, rồi sau đó gia quyền dựa hên trọng số rủi ro của đối tượng đó. Tỷ số quy đổi đó là 100% đối với những thay thế tín dụng trực tiếp như đảm bảo và giảm đi với những cam kết ít chặt chẽ hơn.

    Ngân hàng cũng cần phải nắm giữ ít nhất một nửa vốn trong dạng bậc 1. Vốn bậc 1 có giới hạn tối thiểu 3% tổng tài sản. Phép tính tỷ số sử dụng những trọng số tài sản khác nhau tùy vào uy tín tín dụng của chúng.

Tính toán vốn của Hiệp Ước Basel 1 khá đơn giản. Ví dụ, một khoản vay trị giá 1000 cho một doanh nghiệp với trọng số rủi ro 100%, chi phí vốn cho rủi ro tín dụng là:

100% x 8% X 1000= 80

Đối với thế chấp dựa vào một tài sản, một khoản vay như vậy sẽ có chi phí vốn:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các ngân hàng việt nam

Những quy định về vốn dựa trên rủi ro

     Cơ sở vốn không chỉ giới hạn cho cổ phần cộng với thu nhập được giữ lại. Nó bao gồm bất kỳ khoản nợ nào phụ thuộc vào những cam kết của ngân hàng. Cổ phần đại diện cho ít nhất 50% cơ sở vốn đối với rủi ro tín dụng. Cổ phần còn được gọi là “vốn chủ chốt”.
     Tỷ số Cooke quy định rằng cơ sở vốn phải bằng ít nhất 8% tài sản gia quyền. Trọng số phụ thuộc vào chất lượng tín dụng của người đi vay và giao dịch. Đối với rủi ro thị trường, các quy tắc phức tạp hơn vì các quy định có mục tiêu nhắm vào kinh tế học của rủi ro thị trường, lợi dụng thông tin về các thông số và giá cả thị trường. Ý tưởng chính là giống nhau, xác định khoản chi phí vốn tối thiểu như lạ một hàm số của rủi ro, đánh giá bởi những quy tắc chi phí vốn hoặc mô hình dựa trên Var đối với rủi ro thị trường. Sau khi các mô hình dựa trên Var của ngân hàng được phê chuẩn vào năm 1996-1997, chúng trờ nên rất phổ biến trong ngành ngân hàng từ cuối thập niên 90.

vốn dựa trên rủi ro

Các yếu cầu vốn

     Theo truyền thống, vốn chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng tài sản của các ngân hàng, đặc biệt khi so sánh yếu cầu tối thiểu với những tỷ lệ tương tự của những tổ chức phi tài chính khác. Tỷ lệ vốn bằng 8% tài sản bằng với tỷ số đòn bẩy (tỷ số nợ/ cổ phần) là 92/8=11,5. Đòn bẩy lớn bắt nguồn từ nhiều nhân tố. Hoạt động trơn tru của ngân hàng đỏi hỏi tiếp cận dễ dàng và ngay lập tức với các thị trường tài chính, miễn là rủi ro chấp nhận được.
     Tỷ số 8% của vốn so với tài sản có vẻ quá cao nêu so sánh với tỷ lệ vỡ nợ trung bình trong điều kiện thuận lợi, và có thể quá thấp cho những danh mục đầu tư với những người đi vay rủi ro cao trong điều kiện khó khăn. Nhưng tỷ số 8% là họp lý khi tính tới hiệu ứng phân tán hóa. Tỷ số này cho thây những nhà làm luật ước lượng một ngân hàng không thể thua lỗ hơn 8% danh mục đầu tư đối với rủi ro tín dụng, sau khi đã tính tới phân tán hóa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: rui ro