Hiệp ước Basel 1, Tỷ số Cooke và những rủi ro

Hiệp Ước Basel 1 đối với rủi ro thị trường

     Hiệp ước Basel 1 vẫn có hiệu lực tới cuối năm 2007 ở châu Âu cho tới khi Hiệp ước mới hay Hiệp ước Basel 2 được áp dụng. Nhưng Basel 2 chủ yếu được thi hành ở châu Âu và chỉ những ngân hàng quốc tế lớn ở Mỹ. Quy định của Basel 1 vẫn có hiệu lực tới khi Basel 2 được thực thi và vẫn được sử dụng ở những nơi chưa sẵn sàng tuân theo những chỉ đạo và quy định của Basel 2. Tóm tắt ngắn gọn Hiệp Ước Basel 1 và sửa đổi về rủi ro thị trường sẽ là bài giới thiệu về các chi tiết trong Basel 2.

 Tỷ số Cooke và rủi ro tín dụng

     Hiệp ước 1988 yếu cẩu những ngân hàng hoạt động quốc tế ở các nước GIO phải nắm giữ vốn cho mục đích tín dụng bằng ít nhất 8% tài sản gia quyền. Đây là tỷ số Cooke đối với rủi ro tín dụng. Tài sản gia quyền là tích của trọng số rủi ro với giá trị của tài sản. Một trọng số rủi ro 100% ứng với tỷ số vốn và tài sản là 8%. Do đó:

Vốn = trọng số rủi ro x giá trị

Ví dụ, khoản vay có giá trị 1000 với trọng số rủi ro 100% có chi phí vốn là 80.

     Thang trọng số bắt đầu từ 0 ứng với cam kết của các nước trong khối OECD cho tới 100% cho các doanh nghiệp tư nhân. Những trọng số khác là 20% cho các ngân hàng và thành phố trong các nước OECD và 50% với các khoản vay nhà ở dựa vào thế chấp. Số dư không có trên bản cân đối kế toán có trọng số 50%. Ngoài ra còn có chi phí vốn cho những nguy cơ không có trong bản câng đối kế toán thông qua các đảm bảo, cam kết…

Hiệp ước Basel 1

     Hiệp ước 1988 yếu cầu hai bước: ngân hàng quy đổi những vị thế không có trong bảng cân đối thành những khoản tín dụng tương đương thông qua một thang quy đổi, rồi sau đó gia quyền dựa hên trọng số rủi ro của đối tượng đó. Tỷ số quy đổi đó là 100% đối với những thay thế tín dụng trực tiếp như đảm bảo và giảm đi với những cam kết ít chặt chẽ hơn.

    Ngân hàng cũng cần phải nắm giữ ít nhất một nửa vốn trong dạng bậc 1. Vốn bậc 1 có giới hạn tối thiểu 3% tổng tài sản. Phép tính tỷ số sử dụng những trọng số tài sản khác nhau tùy vào uy tín tín dụng của chúng.

Tính toán vốn của Hiệp Ước Basel 1 khá đơn giản. Ví dụ, một khoản vay trị giá 1000 cho một doanh nghiệp với trọng số rủi ro 100%, chi phí vốn cho rủi ro tín dụng là:

100% x 8% X 1000= 80

Đối với thế chấp dựa vào một tài sản, một khoản vay như vậy sẽ có chi phí vốn:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các ngân hàng việt nam