Những quy định rủi ro và tiêu chuẩn kế toán mới

     Phần này sẽ nói về những quy định rủi ro và tiêu chuẩn kế toán mới, hay IFRS (Tiêu Chuẩn Báo Cáo Tài Chính Quốc Tê). Hai chương đẩu sẽ thảo luận những quy định về rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Điều đẩu tiên là trình bày những thách thức những nhà làm luật phải đối diện và họ xử lý chúng ra sao, để đưa ra những triển vọng về quy định hiện hành và dự đoán sự thay đổi trong tương lai.
Các quy định về rủi ro phải xử lý những vấn đề sau:
• Cải thiện độ an toàn của ngành công nghiệp ngân hàng bằng cách áp đặt yếu cẩu vốn phù hợp với rủi ro ngân hàng
• Tạo ra sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn chung cho tất cả những người tham gia
• Quảng bá những phương thức giám sát và kinh doanh đúng đắn
      Các quy định về rủi ro có ảnh hưởng quyết định tới quản lý rủi ro. Chúng đặt ra những giới hạn và chỉ đạo cho quản lý rủi ro, kích thích sự phát triển của những mô hình rủi ro nội bộ và các quy trình ngân hàng. Các quy định đưa ra những định nghĩa tốt hơn về rủi ro, tạo ra động lực để phát triển những phòng hộ tốt hơn để đo lường rủi ro. Chúng áp đặt nguyên tắc “vốn thỏa đáng” và “vốn dựa vào rủi ro” để đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn phù hợp với rủi ro.

 tiêu chuẩn kế toán mới

     Các tiêu chuẩn kế toán được phát triển gần như độc lập với quy định về rủi ro. Những tiêu chuẩn kế toán về giá trị công bằng là cực kỳ quan trọng để đánh giá và không thể bỏ qua. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các tiêu chuẩn này thu hút được rất nhiều sự chú ý và được trình bày trong mục này, vì chúng liên tục tương tác với các quy định rủi ro.
     Ban đầu, các nhà làm luật sử dụng “tỷ số Cooke” để ước lượng sơ bộ chi phí vốn, và dần chuyển sang những yếu cầu vốn nhạy với rủi ro hơn. Mục này bao gồm ba chương:
• Những thách thức của các nhà làm luật và phản ứng với Hiệp ước đầu tiên về rủi ro tín dụng năm 1988 được gọi là Basel 1 và với Sửa Đổi dành cho rủi ro thị trường có hiệu lực năm 1996-1997. Hiệp ước Basel 1 sẽ được thảo luận riêng biệt vì nó đặt ra nền tảng cho Hiệp ước Basel 2 phức tạp hơn.
• Hiệp ước Basel 2 tiếp tục từ chương về Basel 1 đưa ra những nguyên tắc và định nghĩa sản phẩm cơ bản như được trình bày trong mục sản phẩm tài chính (Mục 3). Hiệp ước Basel 2 được trình bày chi tiết trong một văn bản chính thức năm 2006. Không cần thiết phải trình bày mọi chi tiết của văn bản và chương 20 sẽ chỉ trình bày cảu trúc chính dựa trên những cách tiếp cận của Hiệp Ước.
• Những điểm chính của các tiêu chuẩn kế toán IFRS, tóm tắt những điểm chủ chốt cần thiết để hiểu hệ quả của chúng.